Bài viết nổi bật

Các lỗi thường gặp và cách tự sửa máy in Canon 2900

 Máy in Canon 2900 là loại máy in laser phổ biến nhất trên thị trường. Loại máy này được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt về chất lượng và độ bền cao. Tuy nhiên, sử dụng máy in Canon 2900 lâu ngày cũng không tránh được các lỗi cơ bản mà các máy in thường gặp. Bài viết sau đây, ATALINK sẽ giúp doanh nghiệp biết được một số lỗi thường gặp và cách tự sửa máy in Canon 2900 đơn giản tại văn phòng.

sửa máy in Canon 2900


1. Các lỗi thường gặp và cách sửa máy in Canon 2900

1.1. Sửa máy in Canon 2900 gặp lỗi kẹt giấy

1.1.1. Nguyên nhân

Tình trạng kẹt giấy máy in Canon 2900 xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ATALINK liệt kê một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Giấy in quá dày, quá mỏng hoặc không đồng đều: có nhiều loại giấy in khác nhau có độ dày mỏng không giống nhau. Sử dụng không đúng loại giấy, giấy kém chất lượng nên độ dày và mỏng không đồng đều. Vì vậy khi dùng loại giấy này máy in rất dễ bị kẹt giấy.
  • Giấy bị ẩm: có thể do thời thời tiết hoặc do quá trình sử dụng và bảo quản không tốt giấy bị ẩm nên nhiều tờ giấy bị dính với nhau. Dẫn đến tình trạng giấy không thể tách và kéo từng tờ một khi in. Vì vậy giấy bị kẹt lại trong máy và không thể in tiếp được.
  • Rách bao lụa: trong quá trình sử dụng có thể do vô tình có ghim bấm rơi vào máy hoặc dùng giấy có kẹp ghim bấm khi in, làm rách bao lụa. Bao lụa giúp di chuyển mượt mà và chính xác. Nên khi bao lụa bị rách, giấy rất dễ bị kẹt. 
  • Trục kéo giấy bị hao mòn sau một thời gian sử dụng: bộ phận tiếp xúc nhiều với giấy in nhất là trục kéo giấy. Khi trục kéo giấy bị hao mòn trong thời gian dài sử dụng, trục sẽ gây ra hiện tượng kẹt giấy thường xuyên. Thay vì nhận lệnh in từng tờ một, trục sẽ kéo 2 – 3 tờ cùng một lúc. 
  • Đặt giấy bị lệch không chuẩn với khay giấy: bề mặt tiếp xúc với trang in không đều nên khi in trang in sẽ bị lệch sang một bên. Đây cũng là một trong số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kẹt giấy máy in.
  • Sensor tách giấy bị hỏng: máy in sử dụng lâu năm sẽ gây hỏng sensor tách giấy. Máy in không nhận lệnh chuẩn, sẽ lấy nhiều giấy một lúc gây ra kẹt giấy.
  • Máy in khi in số lượng bản in quá lớn cùng một lúc, khiến máy in bị quá tải và dễ bị kẹt giấy
  • Nhiều cặn mực đọng bên trong máy: máy in lâu ngày không vệ sinh và bảo dưỡng nên cặn mực đọng lại bên trong làm máy bị bẩn. Máy sẽ không thể hoạt động trơn tru và tình trạng kẹt giấy thường xuyên xảy ra.

1.1.2. Cách sửa máy in Canon 2900 khi bị kẹt giấy

Khi gặp tình trạng kẹt giấy khi, người dùng cần phải sửa máy in Canon 2900 theo các bước như sau:

Bước 1: Rút nguồn điện máy in để đảm bảo máy ở trạng thái bình thường, không hoạt động.

Bước 2: Mở nắp máy in và rút nắp ngăn bảo vệ hộp mực, kéo từ từ hộp mực ra khỏi phần giấy bị bám vào thanh cuộn ra ngoài.

Bước 3: Kéo giấy in bị kẹt ra khỏi vị trí bị kẹt. Tùy vào vị trí bị kẹt giấy, thao tác lấy giấy sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nếu giấy bị kẹt khi vừa mới chạy vào máy, bạn cần phải mở phần nắp đậy ở phía trên. Sau đó đợi giấy bên trong máy nguội hẳn, tiếp theo nắm chặt phần gờ và kéo giấy ra ngoài.
  • Nếu giấy bị kẹt ở trục lăn, bạn cần dùng hai tay giữ hai mép giấy. Sau đó kéo giấy từ từ ra cùng một lúc.
  • Nếu giấy bị kẹt ở gần bộ phận trả giấy sau khi in, bạn nên dùng hai tay luồn vào mặt sau của giấy rồi kéo ra nhẹ nhàng, từ từ để rách không bị rách.
  • Tùy vào trường hợp, bạn có thể kéo giấy theo chiều ra của giấy. Nhưng đôi khi bạn có thể kéo theo chiều ngược lại nếu thấy dễ hơn.

Bước 4: Kiểm tra lại xem những mẩu giấy nhỏ có bị rách hay nằm đâu đó trong máy in hay không.

Bước 5: Lau các vết mực bị dây ra -> lắp lại hộp mực -> khởi động và in lại bình thường.

Trong trường hợp bạn không thể kéo giấy bị kẹt ra khỏi máy in dễ dàng thì không nên cố gắng kéo. Điều này có thể làm hỏng các bộ phận khác bên trong máy in (lô ép, bao lụa).

1.1.3. Những lưu ý tránh để máy in bị kẹt giấy 

Việc khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi bị kẹt giấy rất mất thời gian. Vì vậy trong quá trình sử dụng máy, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng mực in chính hãng. Trong quá trình sử dụng máy in tránh làm rơi mực làm ảnh hưởng đến bộ sấy máy in.
  • Dùng giấy in chất lượng đảm bảo. Giấy in quá mỏng có thể gây nhàu nát, giấy in quá trơn và dày dẫn đến thiếu ma sát và máy không kéo được giấy.
  • Chỉ nên dùng một loại giấy in trong một khay nạp giấy. Nếu cần dùng nhiều loại giấy khác nhau, bạn chỉ nên nạp đủ lượng giấy cho một lần in rồi thay giấy in khác.
  • Khi nạp giấy vào khay, cần phải xếp giấy ngay ngắn vào vị trí đã đánh dấu sẵn. Bạn cần phải điều chỉnh lại chiều dài và chiều ngang giấy cho khớp với thanh chỉ dẫn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc phải sửa máy in khi bị kẹt giấy.
  • Nên kiểm tra kỹ chất lượng giấy trước khi in và không nên sử dụng giấy bị ẩm.

1.2. Sửa máy in Canon 2900 gặp lỗi không in được

Máy in Canon 2900 không in được là tình trạng thường xuyên gặp khi sử dụng máy. Sau đây ATALINK đưa ra một số nguyên nhân và cách sửa máy in Canon 2900 khi gặp tình trạng này. 

1.2.1. Dây kết nối máy in chưa tiếp xúc hoặc bị hỏng

Nếu dây cáp USB kết nối máy in với máy tính không ổn định, máy in không thể nhận lệnh in từ máy tính. Để sửa máy in Canon 2900 trong trường hợp này, người dùng nên sử dụng một dây cáp USB khác để kiểm tra. Nếu dây cáp mới hoạt động bình thường, điều này chứng tỏ dây cáp cũ bị hỏng. Còn nếu dây cáp mới cũng không kết nối được máy in với máy tính để hoạt động bình thường trở lại, bạn nên kiểm tra xem có cắm nhầm cổng kết nối hay không. 

1.2.2. Cắm nhầm cổng kết nối

Trong quá trình sử dụng, sẽ có lúc bạn di chuyển máy in đến vị trí khác. Khi đó, bạn sẽ vô tình quên cách kết nối thiết bị, dẫn đến sự thiếu chính xác khiến cổng kết nối bị thay đổi và máy in không in được. Sau đây, ATALINK chia sẻ cách sửa máy in Canon 2900 cắm nhầm cổng kết nối.

Bước 1:

  • Đối với hệ điều hành Windows XP: nhấn vào “Start” -> chọn “Setting” -> chọn “Print and fax”
  • Đối với hệ điều hành Windows 7: cũng nhấn vào “Start” -> chọn “Device and Print” 

Bước 2: Click chuột phải vào biểu tượng máy in bạn đang sử dụng -> chọn “Printer properties”. Cửa sổ “Printer properties” xuất hiện -> nhấn chọn “Tab Ports”. 

Bước 3: Thử thay đổi lại vị trí các cổng kết nối và kiểm tra hoạt động của máy in.

1.2.3. Sửa máy in Canon 2900 khi gặp lỗi driver 

Driver là phần mềm giúp máy in nhận và hiểu được yêu cầu từ máy tính. Nếu máy gặp lỗi driver bạn sẽ không thực hiện được lệnh in. Khắc phục và sửa máy in Canon 2900 bằng cách cài lại driver cho máy. Download driver cho máy in Canon 2900 tại đây (sử dụng cho Window 10, Window 8, Window 7, XP,…) và sau đó tiến hành cài đặt lại.

1.2.4. Máy tính thay đổi địa chỉ IP

Máy tính thường gặp tình trạng thay đổi địa chỉ IP khi gặp tình trạng mất điện, mất mạng hoặc cài lại Win. Lúc này máy in Canon 2900 không in được. 

Sau đây là cách sửa máy in Canon 2900 bằng cách thay đổi địa chỉ IP máy tính, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1

  • Click chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn “Open Network and Sharing Center” -> Nhấn chọn “Change Adapter Settings” -> xuất hiện tab và truy cập vào “Local Area Connection”. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lệnh “ncpa.cpl” để truy cập nhanh vào “Local Area Connection” bằng cách nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở hộp thoại “RUN” -> gõ lệnh “ncpa.cpl” vào hộp thoại -> nhấn “Enter” để thực hiện lệnh.

Bước 2: Khi hộp thoại “Locar Aprea Connection” xuất hiện bạn sẽ nhìn thấy các kết nối mạng. Click chuột phải và nhấn chọn “Local Area Connection” -> chọn “Properties”.

Bước 3: Click đúp chuột và chọn “Internet Protocol Version 4” (TCP/IPv4) để chỉnh sửa địa chỉ IP của máy tính. Cửa sổ mới hiện ra sau đó chọn “Obtain an IP address automatically” để đặt IP tự động.

Bước 4: Trong cửa sổ mới xuất hiện ba ô phía dưới để bạn nhập vào IP mà bạn muốn:

  • Mục “IP address”: 192.168.x.y
  • Mục “Subnet mark” thường là dải: 255.255.255.0
  • Mục “Default Gateway” sẽ là: 192.168.x.1

(Lưu ý: Tùy vào thiết bị mạng mà dải IP này sẽ khác nhau)

Để hạn chế tình trạng máy tính thay đổi địa chỉ IP, bạn có thể sửa máy in Canon 2900 bằng cách thiết lập địa chỉ IP tĩnh. Hệ thống máy tính thường được thiết lập IP động, dẫn đến tình trạng máy in không in được khi IP máy thay đổi. Sau đây là hướng dẫn sửa máy in Canon 2900 bằng cách thiết lập IP tĩnh:

Bước 1: Tìm địa chỉ IP và MAC hiện tại của máy in

  • Kiểm tra lại máy in để biết địa chỉ IP của máy 
  • Địa chỉ MAC sẽ hiển thị trong trang in test hoặc đi kèm theo thông số của máy in được đính trên máy, tài liệu đi kèm (có thể được hiển thị ở mục “Physical address” hoặc “Hardware address”).

Bước 2: Thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy in trên router TPLink

Mở trình duyệt web, truy cập địa chỉ IP của router. Nhập “username” mặc định là “admin”, nhập “password” là “admin” hoặc bỏ trống -> đi đến phần cài đặt “Settings”. 

Nếu người dùng chưa từng thay đổi địa chỉ IP, tài khoản truy cập thì địa chỉ truy cập thường được mặc định như sau đây:

Bước 3: Thiết lập Router  

  • Tìm và chọn “DHCP” / “Address Reservation” để xem danh sách các thiết bị đang được thiết lập địa chỉ IP tĩnh
  • Nhấn chọn “Add New” để nhập các thông số thiết lập IP tĩnh cho máy in
  • Nhập địa chỉ MAC (đã tìm thấy ở bước 1) vào ô “MAC Address”
  • Nhập địa chỉ IP cố định để thiết lập cho máy in
  • Nhấn chọn “Status” là “Enabled”
  • Nhấn chọn “Save” để lưu sự thay đổi

1.2.5. Máy in bị tràn bộ đếm

Khi nhiều người dùng cùng thực hiện lệnh in, các file in nặng hay nhẹ khác nhau cũng khiến máy tính không thể thực hiện lệnh in. Lúc này, bạn có thể sửa máy in Canon 2900 theo các bước sau đây:

  • Tắt nguồn máy in -> nhấn chọn “Power” trên màn hình điều khiển để mở lại thiết bị
  • Nhấn chọn cùng lúc hai phím “Black” và “Color” trên máy in
  • Nhấn giữ tổ hợp ba phím “Black, Color và Stop / Reset” trên máy in (thực hiện lặp lại khoảng ba lần)
  • Máy in bắt đầu “Reset” và thả tay khỏi các nút đó
  • Đợi máy “Reset” xong là có thể khắc phục được lỗi máy in Canon 2900 không in được

1.2.6. Máy in ở chế độ Offline

Lỗi máy in ở chế độ Offline khó có thể được khắc phục triệt để như khi máy in bị lỗi kẹt giấy. Nhưng vẫn có cách khắc phục và sửa máy in Canon 2900 như sau:

Cách 1: Khôi phục lại trạng thái online cho máy tính

  • Mở mục “Start Menu” và gõ “Control Panel” -> chọn “Control Panel”
  • Chọn “View devices and printers” vào phần quản lý máy in
  • Click chuột phải chọn biểu tượng máy in -> chọn “See What’s printing”
  • Nhấn vào chọn “Printer” -> chọn “Use Printer Offline” để bỏ đánh dấu 

Cách 2: Thay đổi thuộc tính máy in

  • Truy cập và nhấn chọn “Control Panel” -> nhấn chọn “Devices and Printers”
  • Click chuột phải vào biểu tượng máy in -> nhấn chọn “Printer properties”
  • Xuất hiện cửa sổ “Properties” -> click chọn tab “Ports”
  • Chọn địa chỉ máy in trong danh sách -> click chọn “Configure Port”
  • Nhấn bỏ tích tùy chọn “SNMP Status Enabled” -> click chọn “OK” để lưu lại thay đổi

1.3. Sửa máy in Canon 2900 khi mắc lỗi “Ready to Print”

“Ready to Print” có nghĩa là máy đã sẵn sàng để thực hiện in ấn tài liệu. Theo quy trình hoạt động, sau khi nhận lệnh in, máy in sẽ tiến hành khởi động quét và bắt đầu in ấn. Thời gian thực hiện in có thể kéo dài trong một vài phút tùy thuộc số lượng tài liệu.

Sau đây là một số nguyên nhân và cách sửa máy in Canon 2900 khi bị lỗi “Ready to Print”.

1.3.1. Nhiều lệnh in trong máy

Vấn đề này thường xuyên xảy ra khi trong công ty mọi người cùng dùng chung một máy in. Điều này khiến cho nhiều lệnh in không thể load được và gây ra lỗi. Để khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi mắc lỗi này, tiến hành như sau:

  • Mở “Menu Start” -> gõ từ khóa “Control panel” -> nhấn chọn “Control panel”
  • Sau khi chọn “Control Panel” -> truy cập và chọn “View devices and printers”
  • Chọn máy in đang mắc lỗi máy in nhận lệnh nhưng không in được, sau đó click chuột phải vào và chọn “See what’s printing”
  • Xuất hiện cửa sổ và click phải vào chọn “Cancel All Documents” để xóa toàn bộ lệnh in có trên máy in

1.3.2. Quá trình khởi động máy in gặp lỗi

Đối với trường hợp này, khắc phục và sửa máy in Canon 2900 bằng cách tiến hành khởi động lại tiến trình của máy in trên windows như sau:

  • Nhấn tổ hợp phím “Windows + R” -> nhập dòng chữ “services.msc” -> nhấn chọn “OK”
  • Xuất hiện cửa sổ mục “Services” -> tìm kiếm tiến trình và chọn “Print Spooler” -> nhấn chọn “Restart” để khởi động lại máy

1.4. Sửa máy in Canon 2900 khi bị lỗi “incorrect port” 

Khi máy in bị lỗi incorrect port đây là một lỗi phần mềm. ATALINK sẽ liệt kê một số nguyên nhân và cách khắc phục để sửa máy in Canon 2900 khi máy bị lỗi incorrect port.

1.4.1. Máy in bị lỗi driver

Máy in bị lỗi driver có thể là do bạn cài driver không chính xác. Để sửa máy in Canon 2900 người dùng nên kiểm tra và đảm bảo máy in đã cài đặt phiên bản driver được cập nhật gần đây nhất. Bạn có thể truy cập vào trang web chính hãng của thương hiệu Canon để tìm và tải về bản driver phù hợp với hệ điều hành của máy tính.

1.4.2. Dây cáp máy in bị lỗi

Nếu bạn xác nhận đã cài đặt đúng driver rồi mà vẫn bị lỗi, bạn hãy kiểm tra cáp in xem có bị lỏng hay không. Nếu lỏng hãy rút ra và cắm lại. Trong trường hợp cáp bị đứt thì cần phải thay dây cáp mới để tiếp tục sử dụng.

1.4.3. Máy tính cài sai cổng in 

Khi chọn sai cổng in (còn gọi là port), bạn cần chuyển port trên máy tính sao cho chính xác với cổng in của máy in đang dùng. 

ATALINK sẽ hướng dẫn bạn sửa máy in Canon 2900 theo hai cách dưới đây. 

Cách 1Cài đặt lại cổng in

  • Mở “Menu Start” -> gõ từ khóa “Control panel” -> nhấn chọn ““Control panel” -> tùy chỉnh “view by” ở dạng “Category”.
  • Sau đó, click chuột vào “View devices and printers”. Trong bảng này sẽ hiện máy in Canon 2900, nếu biểu tượng máy in bị mờ đi tức là cổng in đang bị chọn sai.
  • Để chọn lại cổng in, click vào chuột phải vào biểu tượng máy in Canon 2900 -> nhấn chọn “Printer Properties”
  • Tiếp theo, chuyển sang “Tab Port” và click vào đúng cổng in (cổng in USB1, USB2, USB3, COM1, COM2, COM3,…) thông thường ô bạn chọn sẽ có dòng chữ “USB001 Virtual printer port for… Canon LBP 2900). 
  • Cuối cùng lưu lại, chọn “Apply” và nhấn “OK”. Lúc này bạn đã hoàn thành bước cài đặt cổng in 

Cách 2: Gỡ toàn bộ driver của máy in Canon 2900 ra khỏi máy tính

  • Mở “Control Panel” -> nhấn chọn “Devices and printer” -> trong bảng tab xuất hiện biểu tượng máy in Canon 2900, click chuột phải vào biểu tượng máy in -> nhấn chọn mục “Remove devices” -> nhấn chọn “OK” để hoàn tất việc gỡ bỏ. 
  • Sau khi gỡ bỏ thành công, bạn hãy tắt máy in và máy tính, sau đó khởi động lại cả hai thiết bị này. Lúc này, bạn cần lưu ý giữ kết nối máy in với máy tính. Khi máy khởi động lại máy tính sẽ tự động thiết lập lại driver máy in và tự chuyển sang cổng in thích hợp.

1.4.4. Hệ điều hành máy tính bị lỗi

Khi máy in gặp lỗi incorrect port do hệ điều hành máy tính, bạn cần tiến hành cài đặt lại hệ điều hành windows mới. Sau đó tải và cài lại driver cho máy in. Lúc này bạn đã khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi gặp hệ điều hành máy tính bị lỗi.

1.4.5. Main điều khiển gặp vấn đề

Nếu bạn đã thực hiện các hướng dẫn trên khi máy gặp lỗi incorrect port mà vẫn không khắc phục và sửa máy in Canon 2900 thành công. Điều này có thể kết luận nguyên nhân là do main điều khiển gặp vấn đề. Cách tốt nhất lúc này, bạn cần phải thay một main điều khiển mới cho máy in.

1.5. Sửa máy in Canon 2900 bị lỗi in ra giấy trắng

Để khắc phục và sửa máy in Canon 2900 khi bị lỗi in ra giấy trắng, bạn cần lưu ý một số nguyên nhân sau:

1.5.1. Hộp mực bị hư hỏng (toner cartridge)

Hộp mực là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bản in. Vì vậy, khi gặp tình trạng lỗi máy in Canon 2900 in ra giấy trắng, vấn đề có lẽ là do hộp mực. Nếu bạn gặp tình huống này cần sửa máy in Canon 2900 bằng cách thay thế hộp mực mới. Nếu sau khi thay hộp mực mới vào, máy in hoạt động bình thường thì nguyên nhân 100% là do hộp mực in bị hư.

1.5.2. Trục từ bị hỏng

Trục từ giữ vai trò hút và cán mực lên drum giúp cho quy trình in ấn diễn ra thuận lợi. Vì vậy khi gặp lỗi in ra giấy trắng bạn cần xem xét và sửa máy in Canon 2900 khi gặp lỗi này. Bạn cần tiến hành kiểm tra xem trục từ đang bị mòn hay bị hỏng (gãy lò xo từ đầu trục) để đưa ra hướng giải quyết hợp lý bằng cách thay mới trục từ.

1.5.3. Driver cài đặt chưa cài đúng

Máy in mới mua hay bạn thường di chuyển máy đến nhiều vị trí, điều này sẽ làm cho máy in của bạn gặp lỗi in ra giấy trắng. Để sửa máy in Canon 2900 người dùng nên kiểm tra lại cách lắp đặt đã đúng hay chưa (dây cáp kết nối máy in với máy tính). Nếu mọi thứ đều đúng vị trí, thì có thể máy in bị lỗi driver. Máy in bị lỗi driver là do bạn chưa cài đúng phiên bản driver cho máy tính, nên máy in sẽ không thể nhận và in đúng lệnh. 

Bạn nên download và cài đặt lại phiên bản driver cho máy in Canon 2900 tại đây (sử dụng cho Window 10, Window 8, Window 7, XP,…).

1.5.4. Hộp quang hoặc mainboard bị lỗi

Nếu bạn đã kiểm tra hết các lỗi trên mà máy in vẫn in ra giấy trắng tinh, máy in có thể đã bị hư phần cứng bên trong (mainboard). Thông thường bộ phận này rất ít khi bị hỏng, nhưng nếu bị hỏng thì cách khắc phục rất khó và phải nhờ đến kỹ thuật viên có chuyên môn sửa chữa để tránh tình trạng hư hỏng nặng.

2. Lưu ý về bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh

2.1. Kết thúc một ngày sử dụng

Khi kết thúc một ngày sử dụng bạn cần ngắt nguồn điện máy in. Sau đó thấm một miếng gạt ướt. Tiếp theo dịch chuyển phun về phía xả mực và dán miếng gạt khít vào vị trí đầu phun. Và giữ nguyên như vậy đến sáng hôm sau.

máy in Canon 2900
Máy in Canon 2900

2.2. Xử lý đầu phun bị nghẹt nhẹ

Trong quá trình sử dụng nếu thấy đầu phun bị nghẹt nhẹ, bạn nên dừng lại quá trình in ấn, và nhấn nút “Pause”. Sau đó hãy sử dụng dụng cụ hút và vệ sinh đầu phun để hút cặn mực ra khỏi đầu phun. Cuối cùng, bạn hãy dùng ống xi-lanh xịt nước để làm sạch cặn mực ở đầu phun.

Trước khi xử lý hiện tượng bị nghẹt, bạn nên tìm ra nguyên nhân máy in bị nghẹt. Có thể đầu phun máy in bị bẩn hoặc bị nghẹt do một vật lạ gì đó. Hiện tượng này thường xảy ra đối với máy in Canon 2900 sử dụng thời gian dài và máy in đã quá cũ. 

2.3. Xử lý máy in cũ thường xuyên nghẹt đầu phun

Bước 1: Nhấn nút “Pause” để tạm dừng lệnh in. Sau đó nhấn nút “Purge” để di chuyển đầu phun máy in về vị trí để dễ vệ sinh.

Bước 2: Để máy ở trạng thái mở. Trên đầu máy, bạn tháo dây cáp của phao cảm ứng của hệ thống cấp mực. 

Bước 3: Vệ sinh đầu phun bằng nước để rửa sạch mực ở đầu phun. Lưu ý cần xịt nước 3 – 4 lần cách nhau 10 phút với lượng nước khoảng 40ml mỗi lần xịt.

Bước 4: Lắp ráp các bộ phận máy in vào vị trí cũ và máy có thể hoạt động bình thường.

2.4. Máy in không sử dụng in trên 48 tiếng

Rửa sạch đầu phun máy in (nếu không rửa sạch sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ máy in). Lưu ý, không nên hút sạch nước trong đầu phun mà cần phải giữ lại một chút để đầu phun máy in luôn ẩm. Bảo quản đầu phun máy in trong thời gian dài không sử dụng, bạn nên cho đầu phun vào dụng cụ đựng sạch và sau đó cho vào túi ni lông, bọc kín lại.

3. Tổng kết

Bài viết trên đây, ATALINK đã chia sẻ một số lỗi thường gặp khi sử dụng và cách sửa máy in Canon 2900. Trong quá trình sử dụng máy in, doanh nghiệp khó có thể tránh lỗi các lỗi như trên. Vì vậy, để hạn chế mức lỗi mức thấp nhất doanh nghiệp nên lựa chọn máy in và mực in chính hãng. 

Sàn giao dịch thương mại điện tử B2B ATALINK là địa chỉ mua sắm uy tín, chất lượng. Tại đây, chúng tôi kết nối các nhà cung cấp từ nhiều thương hiệu máy in nổi tiếng như: HP, Brother, Samsung,… và gồm cả máy in Canon 2900. Bên cạnh đó, còn cung cấp nhiều loại mực in chính hãng của nhiều thương hiệu khác.

LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà QTSC 1, Lô 34, Đường số 14, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 1800 555 540 (Miễn phí)

Email: contact@atalink.vn

Website: https://atalink.com/

Url ATALINK's Blog: https://blog.atalink.com/

Facebook: https://www.facebook.com/atalink.vn/

Twitter: https://twitter.com/ATALINK1

Pinterest: https://www.pinterest.com/atalinkvn

Xem thêm bài viết trên các nền tảng Web 2.0

https://atalinkvn.wordpress.com/2021/12/18/cac-loi-thuong-gap-va-cach-tu-sua-may-in-canon-2900/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét